Ngô Thanh Huyền 14/05/2025 16:04

Xây dựng chính quyền hai cấp là phù hợp với thực tiễn

(Chinhphu.vn) - Sáng 14/5, Quốc hội đã tiến hành phiên thảo luận toàn thể về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Góp ý về dự thảo Nghị quyết, đại biểu Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum nhất trí với phạm vi sửa đổi, đồng thời ủng hộ chủ trương của Đảng về xây dựng chính quyền hai cấp, gồm tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu đối với hải đảo).

Đại biểu Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum

Chủ trương này không làm giảm vai trò quản lý Nhà nước, quản trị xã hội mà tạo cơ sở để tinh giản tổ chức, tối ưu hóa nguồn lực, xóa bỏ tầng lớp trung gian, xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, giải quyết kịp thời các yêu cầu đòi hỏi chính đáng của nhân dân. Việc thể chế chủ trương này của Đảng trong Hiến pháp có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn.

Xây dựng chính quyền hai cấp là phù hợp với thực tiễn- Ảnh 1.

Đại biểu Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum

Về tổ chức chính quyền 2 cấp, Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long cho biết, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nhiều quốc gia như Pháp, Nhật, Thuỵ Điển đã thực hiện việc sắp xếp, thu gọn đầu mối đơn vị hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, giúp tăng cường hiệu quả quản lý, giảm chi phí hành chính mà vẫn gần dân, sát dân.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long

Thực tiễn ở Việt Nam cũng đã thực hiện nhập một số đơn vị hành chính trên cả nước, cho thấy khả năng bảo đảm hiệu quả quản lý đối với đơn vị hành chính có quy mô lớn hơn. Việc nghiên cứu không tổ chức cấp huyện là cần thiết trong hiện nay và phù hợp với xu thế của các nước phát triển. Thực tế qua theo dõi thì đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân ủng hộ chủ trương này của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Thảo luận về Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đại biểu Phạm Hùng Thắng (Đoàn ĐBQH Hà Nam) cho rằng, đây là dự án luật quan trọng, sửa đổi toàn diện về tổ chức hoạt động của các cấp chính quyền địa phương có tác động lớn đến tổ chức bộ máy, hoạt động kinh tế - xã hội.

Đại biểu Phạm Hùng Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam

Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ các quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương hai cấp, nhất là những nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện trước đây, tránh bỏ sót chồng chéo, làm ảnh hưởng đến tính liên tục, thông suốt trong hoạt động của chính quyền địa phương, cũng như ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hoạt động của người dân và doanh nghiệp.

Xây dựng chính quyền hai cấp là phù hợp với thực tiễn- Ảnh 2.

Đại biểu Phạm Hùng Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam

Các đại biểu cho rằng cần phân định rõ thẩm quyền của chính quyền các cấp. Khi không tổ chức cấp huyện, nhiều nhiệm vụ sẽ dồn xuống cấp xã , vốn có quy mô mở rộng và năng lực chưa đồng đều. Vì vậy, cần có cơ chế giám sát, hỗ trợ kịp thời từ cấp tỉnh trong trường hợp cấp xã không đủ năng lực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Từ ngày
- đến ngày