Download on the
App Store
(Chinhphu.vn) - Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc áp dụng truy xuất nguồn gốc nhằm minh bạch hóa toàn bộ chuỗi sản xuất được coi là “chìa khóa” khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp ngăn chặn các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa… Bên cạnh đó, truy xuất nguồn gốc còn giúp nâng cao vị thế, thương hiệu của nông sản Việt.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã nỗ lực triển khai Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc. Đến nay, hệ thống truy xuất của ngành đã có sự tham gia của gần 4.000 doanh nghiệp với trên 16.900 bộ mã truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả bước đầu, theo ông Nguyễn Hoài Nam, đại diện Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Bộ NN&PTNT, việc phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản còn gặp nhiều khó khăn như đòi hỏi đầu tư kinh phí lớn trong khi đó hệ thống văn bản, tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa chi tiết; việc truy xuất nguồn gốc chưa triển khai đồng bộ, thống nhất trên cả nước.