Thái Sơn 15/12/2023 14:48

Tối đa hóa nội địa, tăng sức cạnh tranh cho ngành năng lượng tái tạo

(Chinhphu.vn) - Nếu công nghệ vẫn phụ thuộc vào nước ngoài thì khả năng giảm giá thành năng lượng tái tạo không nhiều và sức cạnh tranh trong ngành cũng không cao. Do đó, cần đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đồng thời phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng để tối đa nội địa hóa.

Quy hoạch điện VIII nhấn mạnh yêu cầu gia tăng tỷ trọng nội địa hoá và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng trong lĩnh vực điện gió, điện mặt trời, tuy nhiên tỷ lệ này hiện còn rất thấp, các dự án năng lượng tái tạo vẫn nhập khẩu 90% thiết bị. Nếu công nghệ vẫn phụ thuộc vào nước ngoài thì khả năng giảm giá thành năng lượng tái tạo không nhiều và sức cạnh tranh trong ngành cũng không cao. Do đó, cần đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, đồng thời phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng để tối đa nội địa hóa.

Tuy chưa nhiều, nhưng Việt Nam hiện đã có một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Bà Trần Thị Hồng Lan, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ.

Tối đa hóa nội địa, tăng sức cạnh tranh cho ngành năng lượng tái tạo- Ảnh 1.

Cánh đồng điện mặt trời tại Việt Nam.

"Bộ KH&CN đã dành những chương trình trọng điểm cấp quốc gia (chương trình KC.05) để phục vụ cho vấn đề về năng lượng, trong đó đã có những định hướng để triển khai phát triển, chuyển giao công nghệ liên quan đến công nghệ quang điện mặt trời, công nghệ tuabin gió, công nghệ liên quan đến nhiệt điện... Chương trình này đã triển khai từ năm 2011 đến 2020 và tiếp tục từ năm 2021 đến 2030. Ngoài ra còn có một số chương trình như chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, chương trình thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Ngành năng lượng được xem là một trong những nhóm ưu tiên phát triển".


Từ ngày
- đến ngày