Quang Thương 11/01/2023 19:33

Thị trường lao động đóng vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 5/NQ-CP Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2022. 

Tại Nghị quyết, Chính phủ thống nhất phương châm điều hành của năm 2023 là "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả". Chính phủ yêu cầu từng thành viên Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung quán triệt và tổ chức triển khai nghiêm túc, kịp thời, quyết liệt kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023. Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong đó, các yếu tố của thị trường lao động được phát triển đồng bộ và hiện đại; chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động được nâng cao. Thị trường lao động đóng vai trò chủ động trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, đảm bảo kết nối thị trường lao động trong nước với thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, phấn đấu đến năm 2025: Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%; Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động; duy trì tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức thấp dưới 3%...

Công nhận thành phố Kon Tum là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kon Tum.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 10/01/2023 công nhận thành phố Kon Tum là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kon Tum. Thời gian qua, thành phố Kon Tum đã nỗ lực đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh phát triển KTXH và đạt được những kết quả, như: Tăng trưởng kinh tế đạt 13,32%, cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,33%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị là 66,75%; diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người đạt 29,07 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố đạt 96,3%...

Từ ngày
- đến ngày