Download on the
App Store
(Chinhphu.vn) - Năng suất lao động của nước ta vẫn được đánh giá là thấp so khi đặt trong mối tương quan với một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Hơn hai thập kỷ vừa qua, nước ta đã có nhiều nỗ lực để cải thiện năng suất lao động. Trong đó, việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp đóng góp vai trò quan trọng. Tuy nhiên, đến nay, năng suất lao động của nước ta vẫn được đánh giá là thấp so khi đặt trong mối tương quan với một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Thông tin chi tiết về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, Tổng cục Thống kê cho biết:
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng suất lao động hiện nay của chúng ta chưa cao. Tính đến năm 2022, năng suất lao động của chính ta đạt 188 triệu đồng/lao động, tương đương với khoảng 8 nghìn usd/lao động. Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước là 4,81%.
So với giai đoạn trước (2016 – 2019), tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam đều đạt 6%. Tuy nhiên, giai đoạn mà chúng ta chịu sự tổn thương của đại dịch COVID-19 thì tốc độ tăng năng suất lao động có dấu hiệu chậm lại.
So với các nước trên thế giới và khu vực, giai đoạn 2011-2020, tăng năng suất lao động của chúng ta tăng bình quân là 5,4%/năm, cao hơn hơn mức bình quân của Malaysia là 1,3%/năm, Hàn Quốc 1,5%, Singapore 1,7%/năm.
Tuy nhiên, đó là tốc độ tặng còn thực tế năng suất của chúng ta chúng ta chỉ bằng 11,3% so với Singapore; 23% năng suất của Hàn Quốc, bằng 33% năng suất của Malaysia; 60% Trung Quốc, và 86,5% Phillipines..
Qua quá trình làm việc với Tổ chức lao động quốc tế, chúng tôi thấy rằng hiện nay quá trình tính năng suất của chún ta có những khó khăn vì tỷ lệ lao động làm trong khu vực tự sản tự tiêu khá lớn, sau năm 2019, số người này ra khỏi cách tính nên có sự chênh khá nhiều.
Tổng cục Thống kê đang làm việc với Tổ chức lao động quốc tế để có cách tính phù hợp với bối cảnh thị trường Việt Nam.