Đào Tuấn 13/01/2024 10:14

Rất nhiều tiện ích nhưng tại sao việc triển khai bệnh án điện tử còn chậm?

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 46 của Bộ Y tế, trong giai đoạn từ năm 2024 - 2028, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Bộ cũng đang đề xuất rút ngắn lộ trình này 3 năm, tức là đến năm 2025 tất cả bệnh viện trên cả nước phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử.

Theo ông Nguyễn Hữu Trọng, Tổng thư ký Hội Tin học y tế Việt Nam, việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử sẽ giúp các bác sĩ truy xuất mọi dữ liệu dễ dàng, việc chẩn đoán hình ảnh rất tiện lợi, ví dụ như sau khi chụp X-quang, phim CT, bác sĩ lâm sàng có thể xem kết quả trên hệ thống và cho chỉ định thuốc, cấp cứu bệnh nhân mà không chờ in phim, tức là vừa tiết kiệm thời gian mà lại giảm thiểu chi phí cho xã hội.   

Theo ông Nguyễn Hữu Trọng, trở ngại lớn nhất để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử vẫn là hạ tầng công nghệ thông tin. Bệnh án điện tử đòi hỏi phải đầu tư hệ thống máy móc đồng bộ, hiện đại kèm theo phần mềm quản lý, vận hành và các phần mềm đi kèm với nguồn kinh phí rất lớn. Số kinh phí này vượt quá khả năng của bệnh viện do chi phí cho công nghệ thông tin chưa được tính đúng, tính đủ vào giá khám chữa bệnh.

Ngoài ra, việc lưu hồ sơ bệnh án như thế nào để bảo đảm hệ số an toàn, bí mật thông tin cũng là những vấn đề cần được lãnh đạo các đơn vị y tế đặc biệt quan tâm khi triển khai bệnh án điện tử.

Rất nhiều tiện ích nhưng tại sao việc triển khai bệnh án điện tử còn chậm? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hữu Trọng, Tổng thư ký Hội Tin học y tế Việt Nam.

 

Từ ngày
- đến ngày