Trần Long 17/05/2023 11:00

Quy hoạch điện 8: Phân bổ hợp lý các nguồn năng lượng tái tạo

(Chinhphu.vn) - Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, từ nay đến năm 2050, Việt Nam sẽ phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220 kV trở lên, tỷ lệ năng lượng tái tạo đạt 67,5-71,5%.

Ông Trần Đình Long, Trưởng ban Khoa học công nghệ, Hội Điện lực Việt Nam cho biết, để đạt được các mục tiêu trên, cần phân bổ hợp lý các nguồn năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm: sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo. Trong đó, đầu tư trọng tâm vào nguồn vốn ưu đãi để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng lưới điện, làm cơ sở để phát triển điện gió, điện mặt trời.

Quy hoạch điện 8: Cần phân bổ hợp lý các nguồn năng lượng tái tạo - Ảnh 1.

Ông Trần Đình Long, Trưởng ban Khoa học công nghệ, Hội Điện lực Việt Nam.

Chia sẻ thêm về ngành điện của Việt Nam còn đối mặt với nhiều thách thức như vấn đề giá điện  mặt trời, điện gió hay việc đấu nối với hệ thống truyền tải điện quốc gia. Ông Trần Đình Long cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục có những chính sách cụ thể để thu hút đầu tư vào hệ thống hạ tầng cho truyền tải điện; xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng khi có các điều kiện thuận lợi.

Có thể thấy, quy hoạch điện VIII được ban hành đã đáp ứng mong mỏi của của người dân và doanh nghiệp sau thời gian dài chờ đợi. Bởi đây không chỉ là chính sách quan trọng cho sự phát triển của ngành điện mà còn nhiều lĩnh vực khác. Đặc biệt, với ngành điện, việc ban hành quy hoạch điện VIII là cơ sở quan trọng trong việc triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu mà quy hoạch này đề ra. Từ đó hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp, đảm bảo bền vững.

 

Từ ngày
- đến ngày