Hoàng Thu Trang 13/05/2022 08:33

Phát triển du lịch biển gắn với bảo vệ môi trường

(Chinhphu.vn) - Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km chưa bao gồm các đảo chạy dọc từ Móng Cái ở phía Bắc tới Hà Tiên ở phía Tây Nam, dân số 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm gần 50% dân số của cả nước. Với 1/3 di tích văn hóa nằm ở vùng ven biển, các làng chài với các lễ hội biển khác nhau là sức hấp dẫn của du lịch biển với du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Du lịch ngày càng trở nên quan trọng với sự phát triển kinh tế xã hội.

Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47 - 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế thuần biển đạt khoảng 20 - 22% tổng GDP cả nước. Các ngành kinh tế biển chính ở Việt Nam gồm năng lượng tái tạo biển, dầu khí, thủy hải sản, du lịch, vận tải biển, môi trường, đa dạng sinh học và các dịch vụ sinh thái. Các chuyên gia cho rằng, với tiềm năng lớn như vậy, kinh tế biển sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội sau đại dịch.

Phát triển du lịch biển vẫn bảo vệ môi trường - Ảnh 1.

TS Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Theo TS Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, kinh tế biển chính là tiền đề và động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh cũng như đối ngoại đa quốc tế trong suốt thời gian vừa qua, hiện nay và trong tương lai. Sau tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, kinh tế ven biển cùng như các ngành kinh tế biển có vai trò quan trọng trong phục hồi, phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên thực trạng phát triển kinh tế biển ở Việt Nam hiện nay chưa bền vững, sự phát triển chưa gắn kết hài hòa giữa kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

Từ ngày
- đến ngày