Phương Hoa 27/11/2023 16:46

Phân cấp, phân quyền gắn với chính sách vượt trội cho Thủ đô

(Chinhphu.vn) - Tại phiên thảo luận ở hội trường Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sáng 27/11, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần tiếp tục quy định cụ thể hơn về phân định nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền cũng như chính sách vượt trội cho Thủ đô

Phân cấp, phân quyền gắn với chính sách vượt trội cho Thủ đô- Ảnh 1.

Phân cấp, phân quyền gắn với chính sách vượt trội cho Thủ đô

Theo đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh), dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần tiếp tục quy định cụ thể hơn về phân định nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền.

Làm rõ hơn về phân cấp, phân quyền trong Dự thảo Luật, đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng, quy định đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố trong quyết định một số nội dung thuộc tổ chức bộ máy, biên chế là một bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho thành phố thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù.

Tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu quy định thêm một số điều kiện, yêu cầu đặt ra để bảo đảm sự thận trọng, chặt chẽ hơn đối với việc thành lập các cơ quan mới này"

Liên quan tới các chính sách có tính đột phá gắn với đặc thù của Hà Nội, Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy - Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh đánh giá cao dự thảo Luật có nhiều điểm mới so với luật hiện hành.

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết sẽ nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội cùng với Thành phố Hà Nội báo cáo Chính phủ, báo cáo UBTVQH tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật để xem xét cho ý kiến thông qua tại kỳ họp sau.

Theo Bộ trưởng Long, nếu xây dựng được các cơ chế cho Thủ đô phát triển thì Hà Nội sẽ là đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, văn hóa cho cả nước và đây cũng là những điểm cơ bản được các đại biểu thống nhất cao.

Từ ngày
- đến ngày