Trần Long 08/02/2023 13:35

Nghị quyết 01 của Chính phủ và những kỳ vọng hỗ trợ doanh nghiệp

Đại dịch COVID-19 đã làm chậm đà cải cách ở một mức độ nào đó, nhưng Việt Nam vẫn luôn được coi là điểm đến đầu tư hấp dẫn với nền kinh tế sôi động và luôn có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới. Bước sang năm 2023, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn có những nỗ lực hơn nữa trong việc cải cách thể chế để có môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn và giảm chi phí không cần thiết, nhất là khi toàn bộ nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi và bứt phá.

Theo các chuyên gia, với Nghị quyết 01 năm nay, các đơn vị cần thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ, cụ thể là cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong xuất nhập khẩu, đẩy mạnh chuyển đổi số; sửa đổi luật để giảm tình trạng quy định chồng chéo làm khó doanh nghiệp; đánh giá cao vai trò của các hiệp hội, không bỏ qua khâu lấy ý kiến doanh nghiệp và hiệp hội trong quy trình rà soát các văn bản pháp luật.

Nhìn nhận về sự thay đổi này, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ, năm 2023 là năm cần tiếp cận mới trong việc cải thiện, thúc đẩy môi trường kinh doanh, cũng như nhiệm vụ quan trọng trong điều hành và phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ.

Nghị quyết 01 của Chính phủ và những kỳ vọng hỗ trợ doanh nghiệp - Ảnh 1.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

''Chúng tôi cho rằng, những nhóm giải pháp nằm trong Nghị quyết 01 thể hiện những ưu tiên, những trọng tâm, định hướng của Chính phủ và các nhiệm vụ các bộ, ngành, địa phương cần phải làm trong năm 2023. Điều này thể hiện tầm nhìn, mong muốn thay đổi của Chính phủ trong thời gian tới. Những nội dung, giải pháp trong Nghị quyết 01 đúng trọng tâm, đúng mong muốn, đúng thực tế, điều này sẽ giúp giải quyết các vấn đề từ thực tiễn. Đặc biệt, nếu có giám sát thực thi tốt sẽ tạo ra lực đẩy mạnh mẽ đối với nên kinh tế''.

Thời gian tới, để tạo ra lực đẩy mạnh mẽ đến nền kinh tế nói chung, Phó Tổng thư ký VCCI cho rằng, các đơn vị cần tiếp tục nghiên cứu các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt các chính chính tại Nghị quyết cần phải ổn định và thuận lợi khi tiếp cận.

''Tôi cho rằng năm 2023 là năm quan trọng đối với nền kinh tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp. Chúng ta đã thành công trong việc phục hồi sau đại dịch COVID-19, tuy nhiên thách thức vẫn còn nhiều. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều ngành hàng có đơn hàng giảm, thậm chí nhiều ngành hàng giảm mạnh trong quý IV/2022 và tháng đầu năm 2023. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, khó khăn về bất ổn có thể xảy ra trên thế giới. Đối với ngành hàng xuất khẩu biến động về tài chính toàn cầu sẽ tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam. Tôi cho rằng, trong bối cảnh, nhiều bất định của thế giới, những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phải ổn định và thuận lợi. Chúng ta lấy thuận lợi, ổn định của chính sách trong nước để bù đắp cho những bất ổn về vấn đề tài chính toàn cầu, đó cũng là giải pháp quan trọng nhất mà Quốc hội, Chính phủ cần thực hiện trong năm 2023 này''.

Cũng theo ông Tuấn, một trong những chính sách cần tiếp tục thực hiện hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp năm 2023, đó là chính sách hỗ trợ thuế, phí như việc tiếp tục gia hạn giảm thuế giá trị gia tăng 2%, đây là chính sách quan trọng và hiệu quả cao không chỉ hỗ trợ người tiêu dùng qua giảm thuế mà còn giúp sản xuất kinh doanh sôi động.

Từ ngày
- đến ngày