Download on the
App Store
(Chinhphu.vn) - Với hơn 3.200 km bờ biển, nhiều thành phố có địa hình trũng, thấp và các vùng đồng bằng ven sông, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu. Các tác động của biến đổi khí hậu, chủ yếu là nhiệt độ và mực nước biển dâng cao hơn và biến động lớn hơn đã và đang làm gián đoạn hoạt động kinh tế.
Việt Nam đang ngày càng chứng kiến nhiều tác động của biến đổi khí hậu lên sự phát triển của đất nước. Với hơn 3.200 km bờ biển, nhiều thành phố có địa hình trũng thấp và các vùng đồng bằng ven sông, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu. Các tác động của biến đổi khí hậu - chủ yếu là nhiệt độ và mực nước biển dâng cao hơn và biến động lớn hơn - đã và đang làm gián đoạn hoạt động kinh tế và suy yếu tăng trưởng. Các tính toán ban đầu cho thấy Việt Nam mất 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP do tác động của biến đổi khí hậu.
Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết Ngân hàng Thế giới gần đây đã thực hiện báo cáo quốc gia về "Khí hậu và phát triển" cho Việt Nam, trong đó tìm hiểu các chính sách và đầu tư cần thiết để duy trì tăng trưởng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Báo cáo này đề xuất hai lộ trình đan xen để quản lý tăng trưởng trước thách thức của biến đổi khí hậu.
Ông Andrea Coppola cho biết, khí thải đang gây ra mức ô nhiễm không khí độc hại, đặc biệt là ở Hà Nội, điều này đang ảnh hưởng đến sức khỏe và từ đó tác động đến năng suất lao động cũng như ảnh hưởng đến nền kinh tế đang phát triển này.
Trước những thách thức của biến đổi khí hậu, Ngân hàng Thế giới cam kết cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính khi Việt Nam tiếp tục đối mặt với thách thức gấp ba lần về đảm bảo tăng trưởng nhanh và bao trùm, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính có hại.