Download on the
App Store
(Chinhphu.vn) - Thời gian qua, các mối đe dọa an ninh mạng như tấn công, khủng bố mạng, tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin diễn biến phức tạp, gia tăng về số vụ, thủ đoạn tinh vi, làm mất an toàn của mạng máy tính, mạng viễn thông, phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin… gây ra những thiệt hại rất lớn về kinh tế.
Thời gian qua, các mối đe dọa an ninh mạng như tấn công, khủng bố mạng, tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin diễn biến phức tạp, gia tăng về số vụ, thủ đoạn tinh vi, làm mất an toàn của mạng máy tính, mạng viễn thông, phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin… gây ra những thiệt hại rất lớn về kinh tế.
Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Tổng Giám đốc VNPT Vinaphone, từ khi chúng ta bắt đầu đổi mới, chuyển dần sang các mạng truyền dữ liệu và công nghệ số thì vấn đề an ninh, an toàn mạng cần được hết sức quan tâm. Ông Nghĩa cho biết, vấn đề an ninh, an toàn mạng là không có biên giới, khoảng cách và trách nhiệm của chúng ta là phải nhận dạng được, nhất là ở Việt Nam, chúng ta chia làm 2 khu vực rõ ràng, khu vực doanh nghiệp và khu vực Nhà nước.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Tổng Giám đốc VNPT Vinaphone
Còn theo PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia Tội phạm học, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, ANPTT là sự kéo dài của an ninh truyền thống. Cho nên những thách thức của ANPTT không được giải quyết, không được ứng xử đúng, không được ngăn ngừa, ngăn chặn thì tất yếu sẽ chuyển hóa thành vấn đề an ninh truyền thống.
PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia Tội phạm học, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luật An ninh quốc gia đã có định nghĩa, an ninh quốc gia của Việt Nam là sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững của quốc gia. Nếu như chúng ta không kịp thời ngăn chặn, xử lý, giải quyết kịp thời và đúng đắn các biến cố thì sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn về trật tự xã hội, an ninh, đến sự phát triển của quốc gia. Vì vậy, mỗi chủ thể phải nâng cao năng lực quản trị của chính mình, từ vấn đề xây dựng chính sách đến triển khai thực hiện, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức tự giác, tính chủ động của mỗi chủ thể đó.