Trần Long 10/03/2023 09:26

Nâng cao nguồn lực cho ngành logistics, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất, nhập khẩu hàng hóa

(Chinhphu.vn) - Để các trung tâm logistics “đứng vững” trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần có sự tập trung định hướng và điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh. Cụ thể là chú trọng, nâng cao về nguồn lực con người và nguồn lực hạ tầng; giúp doanh nghiệp chủ động trong xuất, nhập khẩu các mặt hàng.

Ngành logistics nước ta đang đứng thứ 2 khu vực ASEAN và thứ 39 thế giới, góp phần quan trọng đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2023, việc nhiều loại hàng hoá xuất, nhập khẩu đang có dấu hiệu sụt giảm bởi những khó khăn từ các thị trường quốc tế gây tác động không nhỏ đến ngành logistics.

PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam cho biết, để các trung tâm logistics "đứng vững" trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần có sự tập trung định hướng và điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh. Cụ thể là chú trọng, nâng cao về nguồn lực con người và nguồn lực hạ tầng; giúp doanh nghiệp chủ động trong xuất, nhập khẩu các mặt hàng.

Nâng cao nguồn lực cho ngành logistics, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất, nhập khẩu hàng hóa - Ảnh 1.

PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam.

Lấy ví dụ từ góc độ hệ thống trục tam giác Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh, PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa cho rằng, đây là hệ thống có vai trò quan trọng với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, bên cạnh đó khi tạo thành một tam giác động lực, ba địa phương sẽ trở thành cực tăng trưởng thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực và quốc tế.

Có thể thấy, với sự phát triển của khoa học và công nghệ cũng như xu hướng toàn cầu hóa, hoạt động logistics có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến nâng cao kim ngạch xuất, nhập khẩu trong nước và toàn cầu, trong đó nguồn lực luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành logistics ở Việt Nam. 

Từ ngày
- đến ngày