Thái Sơn 18/11/2023 09:42

Kinh tế tuần hoàn: Giải pháp xử lý ‘vấn nạn’ rác thải nhựa

(Chinhphu.vn) - Thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, riêng hai thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi ni-lông. Cả nước thì khoảng 1,85 triệu tấn/năm.

Ông Lê Anh, chuyên gia trong lĩnh vực Nhựa tái chế chia sẻ, chuyển mô hình kinh tế truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn lấy việc tái sử dụng nguyên liệu làm trọng tâm, giảm tiêu hao nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng tới môi trường là giải pháp căn cơ cho vấn đề.

"Toàn xã hội đang chung tay vì một Việt Nam xanh sạch đẹp, có thể thấy rõ sự quyết tâm từ các Bộ ngành địa phương bằng quy định EPR, là trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất để có thể áp dụng các sản phẩm tái sinh, không chỉ là nhựa mà bao gồm cả các vật liệu khác như giấy, nhôm, kim loại…cũng sẽ được tái sinh. Đây còn là một xu hướng bắt buộc để nâng vị thế quốc gia".

Hướng tới xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, bền vững Việt Nam sẽ không tiếp nhận các công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường…Các tập đoàn sản xuất lớn khi đầu tư tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ những quy định này. Ông Kaneda Hiroki, Tổng giám đốc Acecook Việt Nam cho biết.

Kinh tế tuần hoàn: Giải pháp xử lý ‘vấn nạn’ rác thải nhựa- Ảnh 1.

Ông Kaneda Hiroki, Tổng giám đốc Acecook Việt Nam

"Một trong những thay đổi lớn nhất của Acecook thời gian gần đây là thay đổi hệ thống lò hơi sử dụng nguyên liệu đốt than sang hệ thống lò sử dụng nguyên liệu sạch biomass. Trên phương diện sản phẩm thì chúng tôi đã có những cải tiến để cho sản phẩm có thể thân thiện hơn với môi trường. Đơn cử như những sản phẩm mỳ ly, mỳ cốc đã dần dần thay thế những nguyên liệu nhựa bằng giấy và các nguyên liệu phân hủy sinh học. Công ty cam kết sẽ theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam".

Từ ngày
- đến ngày