Đào Tuấn 19/10/2024 08:00

Kinh tế tuần hoàn - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của các địa phương

(Chinhphu.vn) - Kinh tế tuần hoàn – một khái niệm không còn xa lạ trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, đây vẫn là một hành trình mới mẻ.

Từ tháng 6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án về phát triển kinh tế tuần hoàn, đánh dấu bước ngoặt trong việc định hình một nền kinh tế bền vững. Đến nay, sau hơn hai năm, nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành và địa phương đã mang lại những kết quả ban đầu tích cực.

Một số địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ninh …. đã có những bước đi thành công, thu hút được doanh nghiệp tham gia vào mô hình kinh tế tuần hoàn. Từ đó giảm lượng rác thải công nghiệp đưa vào bãi chôn lấp, giảm thiểu ô nhiễm và tăng cường nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, mặc dù có những địa phương tiên phong, phần lớn các địa phương khác vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai.

Kinh tế tuần hoàn không chỉ mang lại lợi ích môi trường mà còn mở ra những cơ hội kinh doanh tiềm năng, đặc biệt trong các lĩnh vực như tái chế, nông nghiệp và công nghiệp xanh. Để tận dụng cơ hội này, các địa phương cần nhanh chóng cụ thể hóa nội dung của đề án kinh tế tuần hoàn vào thực tiễn. Điều này đòi hỏi sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hành động, nâng cao năng lực nhân sự và thiết lập cơ chế phối hợp liên ngành hiệu quả. Ngoài ra, cần tích hợp các yếu tố tuần hoàn vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đây không chỉ là xu hướng mà trở thành động lực phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 

Kinh tế tuần hoàn - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của các địa phương- Ảnh 1.

Kinh tế tuần hoàn - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của các địa phương

 

Từ ngày
- đến ngày