Download on the
App Store
(Chinhphu.vn) - Để thực hiện thành công chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050, tín dụng xanh đóng vai trò là một trong những yếu tố tất yếu.
Ước tính gần đây của IFC cho rằng đầu tư cho các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam có thể lên tới 757 tỷ USD vào năm 2030. Trong đó, nguồn vốn tín dụng Xanh từ các tổ chức quốc tế đóng vai trò tạo đà cho phát triển thị trường.
Nguồn vốn tín dụng Xanh từ các tổ chức quốc tế đóng vai trò tạo đà cho phát triển thị trường
Theo ông Võ Quốc Khánh, Phó tổng giám đốc Công ty Ernst & Young Vietnam, mặc dù tiềm năng lớn như vậy nhưng khả năng chúng ta có thể thu hút được các nguồn lực tín dụng từ các định chế tài chính nước ngoài không hề đơn giản bởi phải cạnh tranh rất lớn với nhiều nước khác.
Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trường Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN, cho biết, Tính đến hết tháng 9, dư nợ cấp tín dụng xanh chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Song còn nhiều khó khăn, hạn chế tồn tại cản trở quá trình khơi thông nguồn tín dụng này .
Trong số 12 lĩnh vực xanh Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm 45%) và nông nghiệp xanh (31%).
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Phạm Thị Thanh Tùng, để tín dụng xanh phát triển, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý. Theo đó, cần có hướng dẫn về danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng có căn cứ thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.
Tiếp đến, cần xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ các ngành xanh bao gồm thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, đến quy hoạch, chiến lược phát triển… của từng ngành,lĩnh vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh.
Ngoài ra cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh, tạo kênh huy động vốn cho các chủ đầu tư có thêm nguồn lực triển khai các dự án xanh