Download on the
App Store
(Chinhphu.vn) - Với tiềm năng, lợi thế về lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất công nghiệp, tỉnh Bắc Giang xác định đây sẽ là cơ hội để tỉnh phấn đấu đạt tăng trưởng 13,6% trong năm 2025, góp phần cùng với các địa phương cả nước thực hiện mục tiêu Chính phủ giao, ông Nguyễn Việt Oanh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chia sẻ.
Với tiềm năng, lợi thế về lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất công nghiệp, tỉnh Bắc Giang xác định đây sẽ là cơ hội để tỉnh phấn đấu đạt tăng trưởng 13,6% trong năm 2025, góp phần cùng với các địa phương cả nước thực hiện mục tiêu Chính phủ giao, ông Nguyễn Việt Oanh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chia sẻ.
Tỉnh Bắc Giang xác định tỉnh còn nhiều lợi thế, dư địa cho phát triển.
"Năm 2025 dự kiến tổng gía trị sản xuất sẽ đạt khoảng 703 nghìn tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2024. Riêng trong 2 tháng đầu năm 2025 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 145 nghìn tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng ước đạt 10,64 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 5,49 tỷ USD. Đặc biệt trong 2 tháng đầu năm, tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận 4 khu công nghiệp với diện tích trên 860 ha, sẽ tạo thêm không gian mới cho tỉnh thu hút đầu tư vào cuối năm 2025 và những năm tiếp theo".
Còn với Hà Nội, năm 2025 thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên so với năm 2024. Để về hoàn thành được nhiệm vụ này, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Thành phố sẽ tập trung vào các lĩnh vực như đầu tư, sản xuất, nghiên cứu xây dựng đề án, chương trình phát triển các mô hình tăng trưởng mới như: Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế đô thị, kinh tế chia sẻ; hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, đặc biệt là các vấn đề mà Quốc hội, Trung ương đã giao trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, trong đó có Luật Thủ đô.
Ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
"Về nguồn đầu tư công, Hà Nội phấn đấu khoảng giải ngân 87.000 tỷ đồng trong kế hoạch, đặc biệt tập trung vào các dự án hạ tầng giao thông lớn như cầu, đường sắt đô thị; tiếp tục rà soát khoảng 200 dự án chậm triển khai.
Thứ hai là cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tư nhân, làm sao đảm bảo thu hút vốn qua ngân sách nhà nước tăng trên 18%; thành lập mới khoảng 30.000 doanh nghiệp và vốn đăng ký là trên 300.000 tỷ đồng; tập trung vào hạ tầng điện, đảm bảo năng lượng sản xuất, tiêu dùng; tăng trưởng ngành nông nghiệp…
Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp kích cầu tiêu dùng; phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 14 %, giá trị ngành vận tải logistics tăng trên 7,7% và tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch mới đặc sắc để có thể tăng doanh thu du lịch trên 13%".
Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng hai con số, sáng ngày 21/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, để cả nước đạt tăng trưởng trên 8% trong năm 2025, có rất nhiều việc phải làm; trong đó yêu cầu các bộ ngành khẩn trưởng, chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền những cơ chế, chính sách, giải pháp tạo đột phá phát triển địa phương.