Phương Hoa 15/07/2024 14:30

JETP: Xu hướng chung toàn cầu trong chuyển đổi công bằng

(Chinhphu.vn) - Việc triển khai thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là xu hướng toàn cầu trong chuyển đổi công bằng. Tại COP28 diễn ra vào tháng 12/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) giữa Việt Nam và Nhóm các Đối tác quốc tế (IPG).

JETP: Xu hướng chung toàn cầu trong chuyển đổi công bằng

Việc triển khai thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là xu hướng toàn cầu trong chuyển đổi công bằng. Tại COP28 diễn ra vào tháng 12/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) giữa Việt Nam và Nhóm các Đối tác quốc tế (IPG).
JETP: Xu hướng chung toàn cầu trong chuyển đổi công bằng- Ảnh 1.

Triển khai thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng là xu hướng toàn cầu trong chuyển đổi công bằng

Thông tin về việc triển khai thực hiện chuyển dịch năng lượng công bằng JETP này ở Việt Nam cũng như kế hoạch huy động nguồn lực, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết.

Mục tiêu của JETP là hỗ trợ Việt Nam phi carbon hóa hệ thống điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chuyển dịch năng lượng, hướng tới phát thải ròng bằng 0.

Theo ông Tấn sau khi Việt Nam tuyên bố tham gia JETP, các đối tác cam kết huy động nguồn lực ban đầu 15,5 tỷ USD trong vòng từ 3-5 năm tới để giải quyết nhu cầu cấp bách mang tính xúc tác cho chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam.

Để cụ thể hóa, trong năm 2024, Việt Nam đang tập trung 3 nội dung: 

Thứ nhất, xây dựng khung giám sát đánh giá việc thực hiện JETP; Thứ hai, xác định nội dung chính sách, thể chế chính sách, quy định, nghị định cần phải thay đổi, cần thực hiện trong năm 2024, 2025; Thứ ba, trong kế hoạch huy động nguồn lực đến năm 2030, đã xác định khoảng 220 dự án đầu tư và 60 nhóm công tác hỗ trợ nghiệp vụ, kỹ thuật, phía Việt Nam và các đối tác quốc tế trước mắt thảo luận kỹ để công bố kế hoạch huy động nguồn lực. 

JETP là vấn đề mới và Việt Nam là nước đi đầu. Tuy nhiên, đây là xu hướng chung toàn cầu trong chuyển đổi công bằng, trong đó trọng tâm là chuyển đổi năng lượng. Do đi tiên phong nên Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn vướng mắc bao gồm quy trình, thủ tục, cơ chế, chính sách, cách làm.

Song, theo ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, các đối tác quốc tế cũng xác định sẽ cùng Chính phủ Việt Nam và Ban thư ký JETP vừa làm, vừa học, vừa điều chỉnh và nếu Việt Nam triển khai thực hiện tốt sẽ khơi thông được nguồn lực tài chính cho chuyển đổi chung, cho phát triển đất nước.

Từ ngày
- đến ngày