Hoàng Thu Trang 31/05/2022 13:06

Hỗ trợ người dân vùng ĐBSCL trước tác động của biến đổi khí hậu

(Chinhphu.vn) - Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước. Tuy nhiên nơi đây đã và đang phải đối mặt với những hình thái thời tiết khắc nghiệt do tác động của biến đổi khí hậu.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất nông - ngư nghiệp của cả nước, đang phải hứng chịu tất cả những loại hình thiên tai như lũ lớn, hạn hán khắc nghiệt, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển và sụt lún đất. Mặc dù là một trong những vùng đất có đa dạng sinh học phong phú nhất trên trái đất, môi trường nơi đây đang bị suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân. Theo thống kê Bộ NN&PTNT, ước tính ĐBSCL mất khoảng 500ha đất mỗi năm do xói lở. 

Hỗ trợ người dân vùng ĐBSCL trước tác động của BĐKH - Ảnh 1.

Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 500ha đất mỗi năm do xói lở

Để vùng đất này có thể tận dụng được các tiềm năng, lợi thế phát triển và thích ứng với những thách thức của thời tiết, bên cạnh sự vào cuộc của Chính phủ, các bộ ngành thì các địa phương cần nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của liên kết kinh tế vùng, đồng thời nâng cao trách nhiệm, thống nhất thực hiện chiến lược, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của toàn vùng. Cần có những biện pháp giúp các chủ thể sản xuất, kinh doanh cũng như người dân thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng vẫn phát triển kinh tế xã hội.

Từ ngày
- đến ngày