Trần Long 01/04/2023 10:51

‘Gồng mình’ bảo đảm điện nhưng EVN vẫn lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022

(Chinhphu.vn) - Năm 2022, giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN là 2.032,2 đồng/kWh, còn giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.882 đ/kWh. Đây là số liệu được Bộ Công Thương cho biết tại buổi họp báo Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

‘Gồng mình’ bảo đảm điện nhưng EVN vẫn lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022 - Ảnh 1.

Ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực

Năm 2022, giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN là 2.032,2 đồng/kWh, còn giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.882 đ/kWh. Đây là số liệu được Bộ Công Thương cho biết tại buổi họp báo Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Dẫn chứng bằng những con số biết nói về những khó khăn của sản xuất kinh doanh điện thời gian qua, ông Trần Hồng Phương, Trưởng phòng Giá điện và Phí, Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương cho biết, việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện các năm căn cứ trên các tài liệu do EVN và các đơn vị thành viên cung cấp, gồm: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH Deloitte Việt Nam; báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của EVN, báo cáo tài chính do đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán của Công ty mẹ EVN và các đơn vị thành viên; hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các đơn vị phát điện; Tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, phụ trợ và quản lý ngành.

Ngoài ra, theo báo cáo của Bộ Công Thương, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ 36.294,15 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 là hơn 10 nghìn tỷ đồng. Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện (bao gồm thu nhập từ hoạt động tài chính và từ tiền bán công suất phản kháng) năm 2022 của EVN lỗ 26.235,78 tỷ đồng.

Chia sẻ về việc thời gian qua EVN đã "gồng mình" đảm bảo điện nhưng kết quả vẫn lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực nhấn mạnh, phát điện là khâu lỗ nhiều nhất, trong đó chủ yếu do tăng nhiên liệu đầu vào như giá than nhập khẩu tăng dẫn đến chi phí tăng cao.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, giai đoạn vừa qua có thời điểm giá than tăng gấp 3 lần, thậm chí tăng 4-5 lần, còn giá dầu cũng tăng gấp đôi, dẫn đến chi phí đầu vào cho phát điện tăng cao. Trước tình hình trên, EVN đã có đề xuất Bộ Công Thương và các cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh mặt hàng này.

Liên quan đến việc điều chỉnh giá điện năm 2023 theo Quyết định 24/2017-TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo  Bộ Công Thương , cơ chế điều chỉnh sẽ căn cứ vào các thông số đầu vào, nếu thông số đầu vào tăng từ 3%-5% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định thì sẽ điều chỉnh tăng giá bán lẻ, còn nếu thông số đầu vào giảm thì sẽ giảm tương ứng. 

Từ ngày
- đến ngày