Trần Long 04/11/2022 16:31

Giải pháp với việc chậm di dời trụ sở các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương ra khỏi nội đô

(Chinhphu.vn) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng, đối với việc chậm di dời trụ sở các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương ra khỏi nội đô Hà Nội, nhiều đại biểu Quốc hội đã có kiến nghị gửi đến Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng, đối với việc chậm di dời trụ sở các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương ra khỏi nội đô Hà Nội, nhiều đại biểu Quốc hội đã có kiến nghị gửi đến Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.

Bấm nút tranh luận về vấn đề này, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) đề nghị Bộ trưởng đánh giá về tiến độ di dời các trụ sở ra khỏi nội đô Hà Nội và đề nghị làm rõ những vướng mắc xung quanh vấn đề này cùng giải pháp xử lý.

Trích: Bộ trưởng đánh giá như thế nào về tiến độ di dời các trụ sở bộ, ngành, cơ sở công nghiệp, trường học ra khỏi nội đô Hà Nội trong thời gian qua. Và giải pháp nào để đẩy nhanh tiến đô di dời trong thời gian tới.

Trả lời đại biểu Trần Văn Tiến về việc tiến độ di dời các trụ sở, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị thừa nhận đến nay việc đơn vị triển khai chậm. Đồng thời Bộ trưởng cũng chỉ ra 3 nguyên nhân gây chậm trễ.

Giải pháp với việc chậm di dời trụ sở các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương ra khỏi nội đô - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trả lời đại biểu

Trích: Thứ nhất là, toàn thể cơ quan chưa thực sự quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 130 như, trậm xây dựng các đề án di dời bao gồm danh mục, chi tiêu phí lộ trình, biện pháp di dời.
Thứ hai, nguồn ngân sách bố trí việc di dời trụ sở và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, khu vực quy hoạch trụ sở mới ngân sách còn nhiều hạn chế.
Thứ 3, chưa có phương án huy động nguồn lực, ngoài ngân sách công tác đầu tư xây dựng các trụ sở mới.

Đồng quan điểm với đại biểu Trần Văn Tiến, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Đoàn Quảng Bình) cho rằng, việc di dời các cơ quan, doanh nghiệp ra khỏi khu vực thành nội có rất nhiều trường hợp lại được sử dụng để đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, trung tâm thương mại, văn phòng. Trong khi đó, Quyết định 130 của Thủ tướng Chính phủ quy định rất rõ là sau khi di dời trụ sở, quỹ đất đó phải được ưu tiên để sử dụng cho các cơ sở hạ tầng và cây xanh. Do vậy, đại biểu Cường đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị làm rõ vấn đề trên.

Trích: Việc tăng dân số trong khu vực nội thành, Bộ trưởng có nói đến Quyết định 130 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định sau khi di dời quỹ đất đó phải được ưu tiên sử dung cho các cơ sở hạ tầng, cây xanh. Tuy nhiên, tôi thấy rằng trên thực tế, rất nhiều trường hợp không thực hiện đúng theo quyết định đó. Ví dụ như Nhà máy in Tiến Bộ ở 175 Nguyễn Thái Học, sau khi di dời chúng ta lại xây dựng Trung tâm Thương mại Palaza và chung cư. Hay khu sau Văn phòng Quốc hội xây dựng Công ty cổ phần thiết bị điện ở 61 Trần Phú... và rất nhiều trường hợp khác nữa. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết, chúng ta đã thực hiện đúng theo các quy định tại Quyết định 130 của Thủ tướng Chính phủ hay chưa.

Đối với các giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, các bộ, ngành trung ương và thành phố Hà Nội cần thúc đẩy tiến độ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, xác định các danh mục cơ sở cần di dời, lộ trình di dời, biện pháp thực hiện, đồng thời cũng xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ di dời để đảm bảo theo đúng nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 130.

Trích: Về giải pháp trong thời gian tới, các bộ, ngành trung ương và TP. Hà Nội cần thúc đẩy tiến độ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch có tính chất kĩ thuật chuyên ngành, xác định danh mục trụ sở cần di dời và biện pháp thực hiện. Đồng thời xây dựng chính sách hỗ trợ di dời đảm bảo theo đúng nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 130. Các Bộ như Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTT&XH khẩn trương hoàn thiện mạng lưới cơ sở y tế, quy hoạch giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp... trên địa bàn thủ đô để trình Thủ tướng phê duyệt, lập danh mục và xây dựng lộ trình di dời cũng như sử dụng quỹ đất sau di dời. Bộ Tài chính tăng cường với các bộ, ngành TP. Hà Nội và các tỉnh trong nội bàn thủ đô xây dựng cơ chế chính sách di dời.

Tham gia trả lời và làm rõ thêm vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia và bất cập trong các quy hoạch chi tiết, phân khu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đây là lần đầu tiên thực hiện Luật Quy hoạch và tổ chức lập đồng thời cùng lúc 110 quy hoạch. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hiện nay, tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch đang được đẩy nhanh.

Trích: Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề này và có nhiều văn bản chỉ đạo. Quan tâm lớn hiện nay của Chính phủ là chất lượng các quy hoạch, làm sao phải đồng bộ, bảo đảm tầm nhìn chiến lược cho giai đoạn tới, không vì chạy theo tiến độ mà bỏ qua chất lượng. Yêu cầu đặt ra là phải hài hòa cả hai yếu tố gồm chất lượng và tiến độ.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, thời gian tới Bộ sẽ đề xuất sửa đổi Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, hoàn thiện quá trình lập quy hoạch, quy trình điều chỉnh cục bộ quy hoạch. Trong đó, thành phần, trách nhiệm của hội đồng thẩm định được quy định rõ hơn. Việc kiểm tra, thanh tra điều chỉnh quy hoạch ở địa phương được đẩy mạnh.

Từ ngày
- đến ngày