Đào Tuấn 11/03/2023 14:43

Doanh nghiệp cần chủ động, tích cực nắm bắt cơ hội từ ngoại giao kinh tế

(Chinhphu.vn) - Trong 6 tháng cuối năm 2022, và những tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm tăng trưởng, thị trường xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ thu hẹp thì sự chủ động, tích cực trong các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần quan trọng vào những kết quả tích cực về xuất khẩu, đầu tư nói riêng và kết quả phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung.

Đây là cảm nhận của nhiều chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, hiệp hội khi nhìn lại công tác ngoại giao kinh tế thời gian qua.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), cộng đồng doanh nghiệp thủy sản đã cảm nhận được rõ nét những kết quả cũng như cơ hội mà hoạt động ngoại giao kinh tế đã mang lại.

Ông Nguyễn Hoài Nam: Chúng tôi mong mỏi những việc rất là cụ thể như là xúc tiến thương mại hay những hoạt động tháo gỡ thẻ vàng của EU … cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp rất là rõ cái sự quyết liệt của Chính phủ, của các cơ quan đại diện bởi vì nó hữu ích cho một ngành hàng mà nó gắn liền với nông, ngư dân, cái cảm nhận cụ thể thứ hai đó vai trò của nhiều bộ ngành và Chính phủ trong việc ký kết nhiều FTA.

Cũng từ góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI đánh giá cao vai trò quan trọng của công tác ngoại giao kinh tế, thời gian qua đã bám sát các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và nhu cầu thực tiễn trong nước, kịp thời hỗ trợ các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm của đất nước. Đặc biệt, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu nhằm duy trì, củng cố các thị trường trọng điểm (Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…) và góp phần cảnh báo, hỗ trợ doanh nghiệp ngăn ngừa, xử lý hiệu quả nhiều tranh chấp thương mại quốc tế.  

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, theo lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như chưa giải quyết dứt điểm một số vướng mắc, khó khăn để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; chưa phát huy hết tiềm năng hợp tác kinh tế với một số địa bàn chiến lược hay thị trường trọng điểm có nhiều tiềm năng mà chúng ta đã ký được các hiệp định thương mại tự do FTA.  

Doanh nghiệp cần chủ động, tích cực nắm bắt cơ hội từ ngoại giao kinh tế - Ảnh 1.

Tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế, nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động, tích cực nắm bắt cơ hội từ ngoại giao kinh tế.

 

Từ ngày
- đến ngày