Đào Tuấn 18/02/2022 17:24

Chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội

(Chinhphu.vn) - Là nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam có thể chịu tác động bởi những rủi ro, bất ổn của kinh tế thế giới. Vì vậy, theo các chuyên gia việc duy trì các giải pháp, chính sách để hỗ trợ phục hồi kinh tế là hết sức cần thiết nhưng không thể chủ quan với áp lực lạm phát.

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trên tinh thần quyết liệt triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình, căn cứ diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ chú trọng điều hành linh hoạt các giải pháp tín dụng nhằm kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; định hướng cơ cấu tín dụng phù hợp với chuyển dịch nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Đồng thời, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng đẩy mạnh các giải pháp cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, đặc biệt là sau khi Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trọng tâm là tiếp tục chấn chỉnh, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém để lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế nói chung, các chủ thể trong nền kinh tế nói riêng. 

Từ ngày
- đến ngày