Download on the
App Store
(Chinhphu.vn) - Là một trong những doanh nghiệp gặp khó khăn trong hơn 2 năm dịch bệnh COVID-19, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng giám đốc ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra những thông điệp, chính sách nhất quán nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và phải kiểm soát lạm phát, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được đồng vốn với chi phí thấp nhất.
Là một trong những doanh nghiệp gặp khó khăn trong hơn 2 năm dịch bệnh COVID-19, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng giám đốc ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra những thông điệp, chính sách nhất quán nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và phải kiểm soát lạm phát, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được đồng vốn với chi phí thấp nhất.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng giám đốc ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank).
"Trong dịch COVID-19, nguồn lực lao động bị ảnh hưởng rất lớn, rồi lạm phát, nền kinh tế suy giảm, doanh nghiệp thiếu hụt nguồn tiền cũng như như tính thanh khoản, cung cầu của nền kinh tế bị ảnh hưởng rất lớn, rồi một số rào cản pháp lý thực sự khó khăn. Đối với lĩnh vực ngân hàng, chúng tôi phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa phải chống dịch vừa phải vận hành doanh nghiệp của mình, vừa phải đồng hành cùng nền kinh tế. Chính vì vậy, trong giai đoạn khó khăn vừa qua, ngành ngân hàng chúng tôi luôn luôn ổn định thanh khoản, nâng cao năng lực điều hành, quản trị để thích ứng nhanh với sự thay đổi, chăm lo tốt đời sống của cán bộ công nhân viên để vận hành hệ thống thanh khoản được tốt, thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp xu thế".
Cũng theo vị lãnh đạo Sacombank, hiện nay với ngành ngân hàng, điểm nghẽn lớn cần phải tháo gỡ đó là giải quyết đồng vốn và thủ tục pháp lý cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Vì lĩnh vực này đang rất khó khăn và hạn chế, nếu không khơi thông thì nền kinh tế cũng khó phát triển.
Theo các chuyên gia, thời gian tới, để khơi thông nền kinh tế cần thông suốt cả về tiền tệ và hàng hóa, đặc biệt là thông suốt về nhân lực, để đáp ứng các đơn hàng, nắm bắt cơ hội hồi phục mạnh mẽ hơn nữa trong việc chuyển đổi số. Đồng thời, cần có sự thông hiểu của Chính phủ với doanh nghiệp, cũng như trong cấu trúc của cộng đồng doanh nghiệp phải có sự hiểu biết lẫn nhau, cũng như hệ thống ngân hàng, Bộ Tài chính và các doanh nghiệp phải có sự thông suốt với nhau.