Đào Tuấn 19/04/2023 17:42

Cần sớm khắc phục điểm “nghẽn” về thể chế trong triển khai Đề án 06

(Chinhphu.vn) - Sau hơn 1 năm triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) đã mang lại 3 kết quả quan trọng đó là: góp phần kiến tạo văn minh cho xã hội, phòng ngừa tội phạm và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc, đến nay ngành Công an đã cấp hơn 79,5 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử, kích hoạt trên 6 triệu tài khoản VNeID; hoàn thành tích hợp 21/25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối chia sẻ, làm sạch dữ liệu với 13 bộ, ngành, 63 địa phương. 

Tuy nhiên, việc triển khai Đề án 06 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế là "điểm nghẽn" làm chậm tiến độ triển khai Đề án, như: Nhiều hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương đã đầu tư từ lâu còn rời rạc, thiếu tính đồng bộ, chưa đáp ứng an toàn thông tin, an ninh mạng nên chưa thể thực hiện việc số hóa, kết nối, chia sẻ, liên thông, khai thác dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến…Đến nay mới có 5 bộ và 12 địa phương hoàn chỉnh được hạ tầng còn lại là chưa đảm bảo cho việc xử lý hồ sơ nghiệp vụ, lưu trữ dữ liệu. Đặc biệt, một hạn chế nữa cần sớm được khắc phục đó là việc hoàn thiện về thể chế ở các bộ, ngành.

Cần sớm khắc phục điểm “nghẽn” về thể chế trong triển khai Đề án 06 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc báo cáo tại Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, sáng ngày 19/4.

 

Từ ngày
- đến ngày