Tường Minh 05/04/2025 15:58

Bảo vệ giá trị cốt lõi của giáo dục

(Chinhphu.vn) - Dạy thêm, học thêm lâu nay vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Trước thực trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024, quy định về việc dạy thêm, học thêm, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông cho biết, sau gần 2 tháng triển khai, Thông tư 29 bước đầu cho thấy một số chuyển biến rõ rệt. Qua đó cho thấy, yêu cầu quan trọng hiện nay là trách nhiệm của nhà trường và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Tổ chức, giám sát, đánh giá hoạt động dạy học cần thực hiện một cách thực chất và minh bạch.

Bảo vệ giá trị cốt lõi của giáo dục- Ảnh 1.

Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông

Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, để Thông tư 29 thực sự đi vào cuộc sống, cần tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo; đồng thời đầu tư đồng đều về cơ sở vật chất để giảm tình trạng học lệch, học tủ, giảm áp lực cho phụ huynh và học sinh. 

Bảo vệ giá trị cốt lõi của giáo dục- Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng

Dù việc chấn chỉnh dạy thêm, học thêm là khó khăn vì đã tồn tại dai dẳng, ăn sâu vào thói quen của cả giáo viên và phụ huynh, nhưng đây là việc cần làm, phải làm và phải làm đến nơi đến chốn. Đã đến lúc toàn ngành giáo dục phải quyết tâm, đồng lòng thực hiện nghiêm Thông tư 29, không buông lỏng, không thỏa hiệp với sai phạm. Đây không chỉ là yêu cầu về quản lý, mà còn là hành động trả lại môi trường học tập trong sáng, đúng bản chất giáo dục, vì lợi ích chung và giá trị nhân văn lâu dài cho học sinh.

Từ ngày
- đến ngày