Download on the
App Store
(Chinhphu.vn) - Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông sẽ có hiệu lực từ 1/1/2024. Trong nội dung Luật lần này có rất nhiều điểm thay đổi để hướng tới hoạt động của các cơ sở y tế được tốt hơn, hướng đến phục vụ tốt cho người bệnh. Chia sẻ tại cuộc tọa đàm “Ngành y vượt khó” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 23/2, GS.TS Trần Bình Giang - Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ngành y tế rất vui khi Quốc hội đã thông qua Luật này.
Bàn luận về vấn đề này, ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ ra 6 điểm sáng trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
"Tôi cho rằng, việc chúng ta ban hành luật vừa rồi là tiếp tục thể chế hóa kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tăng cường bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Thứ hai, thể hiện tinh thần lấy người bệnh làm trung tâm trong mọi hoạt động, trong khám chữa bệnh để trên cơ sở đó tạo điều kiện cho người bệnh tiếp xúc dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ ba là tiếp tục thực hiện xã hội hóa, đa dạng hóa các hình thức dịch vụ y tế.
Thứ tư là bảo đảm cơ chế quyền của người bệnh và gắn với trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh.
Thứ năm, trong luật thể hiện được là tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh, đặc biệt bây giờ chúng ta đang thực hiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thứ 6 là bảo đảm tính hợp hiến, hợp nhất và đồng bộ, khả thi, phù hợp với chuẩn mực quốc tế trong khám chữa bệnh và bảo đảm bình đẳng giới".
Theo Bộ Y tế, sau khi Luật được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2024, Bộ Y tế đã và đang tham mưu cho Chính phủ ban hành Quyết định giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành liên quan để tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản cụ thể hóa Luật. Đồng thời, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch ban hành các thông tư hướng dẫn đồng bộ với Luật, với Nghị định của Chính phủ để sớm đưa Luật vào cuộc sống.